“Lũ lụt miền trung”, “Thủy Tiên”, “Lũ lụt Quảng trị” là những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay chỉ sau Covid 19, với địa hình và khí hậu bất lợi, miền Trung là nơi bão vào nhiều nhất và cũng là một trong những địa bàn khó khăn nhất cả nước.
Nhọc nhằn kiếm sống, những tưởng sẽ được bội thu nhưng nào ngờ lũ đến và mang đi tất cả, những thiệt hại về tài sản lên đến những con số nghìn tỷ nhưng thiệt hại về người thì không tài nào kể xiết, những cánh đồng ngập nước, nhìn ra khung cảnh mênh mông trời nước nó khiến mọi người không khỏi rùng mình chết lặng, lũ có có thể đến rồi đi nhưng dư âm để lại thì quá lớn.
Vậy chúng ta đã làm được gì? Chúng ta có hành động để ngăn chặn, giảm thiểu hay không hay chỉ là những phút giây nhất thời cảm động?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta cần hiểu rõ những điều trên bắt nguồn từ Biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng nguyên nhân không nhỏ là do mất rừng từ hoạt động chặt phá rừng bừa bãi.
+ Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể giảm nhờ các hoạt động thực tế và nhỏ bé như sau: Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, không lãng phí đồ ăn, lựa chọn tham gia giao thông bằng những loại hình phương tiện công cộng phù hợp với điều kiện của bản thân, … Tuyên truyền những điều này cho những người xung quanh.
+ Rừng sẽ giảm thiểu việc bị chặt nhờ các hoạt động như sau và nếu rừng được bảo vệ cũng góp phần chống được việc biến đổi khí hậu: Tiết kiệm giấy, trồng cây gây rừng, không sử dụng sản phẩm từ rừng trừ những sản phẩm được cấp phép, và nuôi trồng bền vững trong rừng, hãy lên án những hành động phá rừng nhưng không quên giữ an toàn cho bản thân, tích cực tuyên truyền về việc bảo vệ rừng, trồng rừng, các giải pháp sáng tạo sống chung với lũ, đừng chấp nhận số phận mà hãy thay đổi nó như cách Elon Musk làm, vì quên tiền sau đó bị phục vụ chửi nên tạo ra công ty thanh toán trực tuyến Paypal, bị nói khéo là trở về hành tinh của mình đi nên tạo ra Tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX với những hoạt động đang diễn ra tại sao Hỏa… Tại sao chúng ta không trở thành người thay đổi luật chơi, thay đổi thế giới thay vì cam chịu?
Hoạt động cần thiết tiếp theo là cứu trợ sau lũ lụt, tìm người mất tích, cứu người đang kẹt lại, nhu yếu phẩm, phương tiện đi lại, kiểm soát bệnh dịch, vệ sinh, tái ổn định cuộc sống,…
Tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, tuyên truyền cho công nhân viên về các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời cứu trợ người dân vùng lũ trong lũ và sau lũ, các hoạt động cần thiết được KGC chủ động phối hợp với chính quyền các tỉnh bị lũ cả về nhân lực lẫn tài chính, ngoài những hoạt động kể trên, KGC còn kết hợp với hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Trị để đẩy mạnh sản xuất, vận chuyển, cung cấp 424 chiếc xuồng và 75 động cơ không tính lãi, góp phần vào công cuộc khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Hội doanh nhân trẻ Quảng Trị trao Xuồng cho người dân vùng lũ
Nhận bằng khen nhưng chúng tôi mong ước không bao giờ được nhận những bằng khen như thế này nữa, chúng tôi mong miền Trung không còn lụt, con người miền Trung mạnh mẽ quật cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Nghĩ lớn, Mơ lớn và thực hiện từ những điều nhỏ nhặt.