Đua thuyền rồng là môn thể thao cổ xưa ở Châu Á có lịch sử bí ẩn và phong phú. Nguồn gốc của môn thể thao này bắt đầu sau khi nhà thơ nổi tiếng Khúc Nguyên thời Chu của Trung Quốc qua đời. Là một vị quan liêm khiết, Khúc Nguyên đã rất đau lòng trước nạn tham nhũng trong bộ máy quan lại của mình đến nỗi gieo mình xuống dòng sông Mịch La trong nỗi niềm thất vọng. Để bày tỏ lòng kính trọng đối với vị trung quân này, người dân Trung Quốc đã ném những loại thực phẩm xuống dòng sông nơi ông đã tự vẫn với một mong muốn rằng cá tôm sẽ không ăn mất xác của ông. Kể từ đó nghi thức này được lưu truyền và phá triển thành Lễ hội Thuyền Rồng của Trung Quốc. Từ đây, lễ hội thuyền rồng được truyền bá sang các nước Đông Á trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, lễ hội đua thuyền rồng mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng, đặc biệt trong các lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, những người có công đức với đất nước. Theo quan niệm dân gian, thuyền rồng chính là nơi các “Ngài” về ngự để việc cầu phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt của người dân được như ý. Thuyền được dùng trong lễ hội phải là thuyền được đóng chắc chắn, chuẩn bị kỹ lưỡng, sơn son thiếp vàng, trang trí hình rồng đầu thuyền với hình dáng bắt mắt. Thuyền có hình thoi, nhẹ, bền, chắc, lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua. Mỗi đội đua có từ 12 -2 6 người.
Hình ảnh về sản phẩm thuyền rồng của KGC
Với ý nghĩa linh thiêng của các lễ hội thuyền rồng, đội ngũ kỹ sư, công nhân KGC đã cực kỳ tỉ mẩn và cẩn thận trong công tác thiết kế và sản xuất những chiếc thuyền rồng đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật phục vụ các cuộc đua diễn ra thành công tốt đẹp. Với chất lượng và kinh nghiệm của mình, KGC không chỉ cung cấp thuyền rồng phục vụ các lễ hội truyền thống trong nước mà còn cung cấp thuyền rồng phục vụ cho kỳ Seagame lần thứ 22 được tổ chức ở Việt Nam.