Là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay trong rất nhiều ngành nghề. Vật liệu Composite được ưa chuộng bởi tính ứng dụng đa dạng. Độ bền cao và chi phí phù hợp. Riêng trong ngành thiết kế nội thất, composite cũng xuất hiện nhiều. Vậy cụ thể composite được làm thành những sản phẩm nào trong lĩnh vực nội thất? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về composite.
Composite là gì?
Khác với các loại nhưa khác như PE, PVC, BPA… thì nhựa composite là loại nhựa được tạo thành từ 2 pha: pha nhựa và pha chất độn. Mục đích của chất độn trong composite là để tăng cơ lý tính của chất nhựa ban đầu. Fibeglass Reinfored Plastic là tên gọi tiếng Anh của nhựa composite. Được viết tắt là FRP, nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh.
Cấu tạo cơ bản của composite
Thành phần cốt lõi của nhựa composite được cấu tạo từ các nhóm sợi như sợi khoáng chất, sợi tổng hợp, sợi nhựa, sợi cacbon…
Nhìn chung, mỗi loại vật liệu composite lại có một hoặc nhiều pha gián đoạn khác nhau. Được phân bổ trong 1 pha liên tục duy nhất (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite). Trong nhựa cốt sợi thủy tinh FRP thì nhựa đóng vai trò liên kết. Sợi thủy tính sẽ là vật liệu gia cường nên nhựa composie có khả năng kết dính tốt. Có thể chống mòn, xước nên nó được sử dụng nhiều trong mọi ngành công nghiệp và dân dụng.
Có mấy loại composite?
Composite có nhiều loại, được chia thành 2 nhóm lớn như sau:
Phân loại theo bản chất:
- Composite nền hữu cơ
- Vật liệu Composite nền khoáng
- Composite nền kim loại
Phân theo hình dạng:
- Composite độn dạng hạt
- Composite độn dạng sợi
Ưu và nhược điểm của composite
Ưu điểm:
- Độ bền cơ học cao: vì được sử dụng là vật liệu cốt nên composite thường có độ bền cao, có khả năng chống chịu trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không bị tác động bởi các sinh vật biển.
- Trọng lượng riêng bé: với trọng lượng rất nhẹ, “vật liệu composite” dễ dàng được vận chuyển đến các địa điểm có địa hình xấu. Nhờ thế công nhân sẽ dễ dàng thi công và lắp đặt hơn.
- Giá thành rẻ: trong lĩnh vực xây dựng, chất liệu composite thường rẻ hơn các vật liệu như gang, thép nhiều lần nhưng nó vẫn đảm bảo được sức chịu đựng ngang với các vật liệu khác.
- Tính thẩm mỹ cao: là vật liệu dễ tạo dáng trong trang trí nên composite có tính thẩm mỹ cao hơn so với các loại vật liệu khác. Ngoài ra, chúng có thể dễ dàng tạo màu theo mong muốn của khách hàng.
Nhược điểm
- Chất thải khó xử lý, là vật liệu không thể tái chế được. Tuy nhiên, có thể tận dụng composite để đốt lấy nhiệt cho các nhà máy gang thép bằng các lò đốt dạng yếm khí để tạo ra than hoạt tính.
- Độ bền va đập kém nếu so sánh với tính bền của vật liệu composite với gang thép.
- Chất lượng của vật liệu phải phụ thuộc nhiều vào tay nghề của công nhân.
Ứng dụng của Composite
Vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày. Có thể xung quanh bạn có khá nhiều đồ vật làm từ loại vật liệu này mà bạn không hề hay biết.
Tượng phật làm từ vật liệu composite
Ứng dụng vật liệu composite trong y tế
Các loại chai lọ, bồn chứa cho các dung dịch hóa chất là sản phẩm được tạo ra từ vật liệu composite. Trước đó, những loại hóa chất thường được đựng trong ống nghiệm hay lọ thủy tinh nhưng chi phí cho việc chế tạo các loại ống, lọ đạt chuẩn là vô cùng lớn. Ngoài ra, thủy tinh là một vật liệu dễ vỡ nên với sự phát triển của vật liệu composite hiện nay, chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Các ống nghiệm làm từ vật liệu composite có tính bền cao, chống ăn mòn, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với giá thành của những lọ, ống nghiệm làm bằng thủy tinh.
Vật liệu composite trong công nghiệp
Du thuyền Hai thân – Phước An 01
Composite được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp:
- Công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy: vật liệu composite được chế tạo để làm vỏ xe, khung xe, thùng xe… Chúng có tác dụng chủ yếu là đảm bảo an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho xe. Các bộ phận được làm từ chất liệu này thường có giá thành rẻ. Dễ thay đổi khi hỏng hóc. Với trọng lượng nhẹ, sử dụng vật liệu composite sẽ giúp giảm đi khối lượng xe. Giúp người dùng di chuyển dễ dàng hơn.
- Sản xuất tàu thuyền: Vật liệu composite với nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành phải chăng nên được sử dụng để thay thế cho các vật liệu truyền thống trong sản xuất tàu thuyền.
- Đóng xe lửa: vì có độ bền và tính thẫm mỹ cao nên vật liệu composite được sử dụng để làm thùng tàu, mũi tàu, mái che, khung…
- Vũ trụ hàng không: hiện nay có khoảng 60% thiết bị máy bay đều được làm từ vật liệu composite vì chúng có khả năng chịu được ép lực cao, khó biến dạng và trọng lượng nhẹ.
Tàu cao tốc 25m68 – 100 Khách + 6 thuyền viên
Sử dụng Composite trong nội thất
Đây là lĩnh vực mà vật liệu composite được ứng dụng khá nhiều để đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người dân.
Trong thiết kế nội thất ngoài trời
Bàn ghế ngoài trời bằng vật liệu composite
Vì được đặt ở ngoài trời nên những đồ nội thất ngoài trời như bàn ghế, bể bơi, các vật trang trí,.. phải có khả năng chịu được sự khắc nghiệp của thời tiết, đồng thời chúng có khả năng chịu được ẩm mốc, không thấm nước,… Khi sử dụng các loại gạch ốp, gỗ, nhựa thì sau một thời gian, chúng sẽ có hiện tượng mối mọt, mục… Composite được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để làm vật liệu thiết kế nội thất ngoài trời.
Bể bơi ngoài trời bằng vật liệu composite
Trong thiết kế đồ nội thất trang trí
Chậu hoa composite trang trí trong siêu thị
Đồ trang trí là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất của ngôi nhà. Chúng giúp ngôi nhà bạn có thêm điểm nhấn và tính thẩm mỹ, góp phần thể hiện tính cách và sở thích của gia chủ.
Thông thường, nhiều người sẽ sử dụng tượng, bình hoa, gạch ốp, cột trụ… được chạm khắc hoa văn tinh tế để làm đồ trang trí. Tạo sự mới là và là điểm nhấn cho không gian nội thất sang trọng. Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình sử dụng đồ nội thất với vật liệu composite bởi tính chất ít bị phai màu, chống ẩm mốc, dễ dàng gia công của loại vật liệu này.
Composite có thể giả các loại vật liệu khác
Những sản phẩm nội thất làm từ các vật liệu như kim loại, gỗ tự nhiên, đá… hoàn toàn có thể được thay thế bằng composite. Điều này tưởng như không thể nhưng bằng sự phát triển vượt bậc của ngành kiến trúc. Hiện nay composite đã có thể thay cho những nguyên liệu tự nhiên đắt tiền này.
Các sản phẩm nội thất thường thấy được làm từ composite:
- Ống dẫn nước sạch trong nhà.
- Vỏ bọc các loại bồn, mặt bàn ghế.
- Hệ thống sứ cách điện, sứ chống sét, cầu chì
- Tủ bếp nhựa composite là một vật dụng nội thất phổ biến nhất. Tủ composite thiết kế đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên nên luôn được người dùng lựa chọn.
Hệ tủ chess trong phòng ngủ
Sử dụng vật liệu composite trong trang trí nội thất giúp mang đến không gian sự mới lạ, độc đáo. Đồng thời khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí cho nội thất mà vẫn sở hữu những sản phẩm đẹp. Nhờ vật liệu composite mà thói quen sử dụng các loại vật dụng nội thất và vật dụng sinh hoạt hàng ngày đã thay đổi. Composite góp phần cải tiến hiệu quả cuộc sống hàng ngày.